Đối với trẻ em, giấc ngủ sẽ giúp cơ thể tiết ra các hormone tăng trưởng, giúp trẻ phát triển tốt về thể trạng và trí tuệ. Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhất là trẻ nhỏ. Trẻ ngủ được, ngủ ngon, ngủ đủ giấc sẽ phát triển tốt. Khoa học đã chứng minh vào thời điểm 11 giờ hằng đêm, lúc trẻ ngủ sâu, hóc môn tăng trưởng sẽ được phóng thích, trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. Ngược lại nếu rối loạn giấc ngủ vào ban đêm trẻ không chỉ chậm lớn, mệt mỏi, hay quấy khóc, mà về lâu dài còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Giấc nhỏ có vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet) Thời gian ngủ đủ đối với trẻ Trẻ sơ sinh từ khi sinh ra hầu như ngủ suốt ngày và chỉ thức dậy mỗi khi bú sữa, Trẻ thường ngủ từ 14 đến 18 giờ mỗi ngày trong tuần đầu tiên, và vào thời điểm trẻ được 1 tháng tuổi sẽ ngủ từ 12 đến 16 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, hầu hết trẻ đều không chịu nằm ngủ quá 2 – 4 giờ mỗi giấc ngủ, bất kể ngày hay đêm. Trẻ sơ sinh hầu như ngủ suốt ngày và chỉ thức dậy mỗi khi bú mẹ (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet) Vào tuần thứ 6-8, hầu hết trẻ bắt đầu ngủ trong khoảng thời gian ngắn hơn vào ban ngày và kéo dài hơn vào ban đêm. Vào khoảng từ 3-6 tháng, hầu hết trẻ đều có thể ngủ một mạch đến sáng. Tất nhiên, không có nghĩa là trẻ ngủ 8 tiếng mỗi đêm, nhưng thường thường trẻ ngủ khoảng 6 tiếng và kéo dài đến khi trời sáng. Một số trẻ sơ sinh có thể ngủ dài hơn vào ban đêm ngay khi vừa được 6 tuần tuổi, nhưng ngược lại, nhiều trẻ đến 5, 6 tháng vẫn tiếp tục tỉnh giấc giữa đêm. Trẻ từ 4 tháng tới 1 tuổi cần ngủ từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày. Ở giai đoạn này, lý tưởng nhất là trẻ ngủ được 15 tiếng mỗi ngày, nhưng thực tế ở trẻ dưới 11 tháng tuổi thường chỉ ngủ được 12 tiếng mỗi ngày. Đây là giai đoạn quan trọng nhất để tập cho trẻ hình thành một thoái quen ngủ lành mạnh vì lúc này trẻ đã bắt đầu hòa nhập nhiều với xã hội và chu kỳ ngủ cũng bắt đầu giống người lớn. Trẻ dưới 6 tháng thường ngủ khoảng 3 lần vào ban ngày, và giảm xuống còn 2 lần khi trẻ được 6 tháng tuổi. Khi được 6 tháng tuổi (ở một số trẻ có thể sớm hơn), thể chất của trẻ đã phát triển và có khả năng ngủ được qua đêm. Trẻ từ 1 – 3 tuổi cần ngủ từ 12 – 14 tiếng mỗi ngày. Khi trẻ được 1 tuổi thì giấc ngủ buổi sáng sẽ dần mất đi, và thường chỉ có một giấc ngủ ngắn buổi trưa vào ban ngày. Khi trẻ biết đi, lý tưởng cần có 14 tiếng ngủ mỗi ngày, nhưng thực tế thì chúng chỉ được ngủ khoảng 10 tiếng. Phần lớn trẻ từ 21 – 36 tháng vẫn cần ngủ trưa và thời gian kéo dài khoảng từ 30 phút tới 1 tiếng. Buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ 7 – 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 6 – 8 giờ sáng. Thiết lập thói quen ngủ đều đặn cho trẻ Dạy trẻ biết phân biệt ngày và đêm Khi bé tỉnh vào ban ngày, hãy cố gắng tác động đến bé càng nhiều càng tốt, mở cửa ra cho ánh sáng vào phòng, không cần để ý đến việc giảm thiểu tiếng ồn thường xuyên vào ban ngày như tiếng điện thoại, tivi,… Nếu bé định ngủ trước giờ ăn, hãy đánh thức bé dậy. Ngược lại, vào ban đêm, không nên chơi với bé khi bé tỉnh giấc, giữ ánh sáng và nhiệt độ trong phòng thấp, không nên nói chuyện với con quá nhiều. Cứ như vậy một thời gian dài, bé sẽ tự nhận ra rằng ban đêm là để ngủ. Trước khi bé ngủ, có thể hát một bài hát ru và hôn chúc bé ngủ ngon. Luyện cho trẻ thói quen tự đi ngủ Vào thời điểm trẻ được từ 6-8 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu cho trẻ tự mình đi ngủ bằng cách đặt trẻ xuống giường mỗi khi thấy trẻ buồn ngủ nhưng vẫn còn đang thức. Có thể ru trẻ ngủ bằng cách đu đưa, ru ngủ cho đến khi bé ngủ là cách bình thường và tự nhiên nhất. Khi bé thích thú với giấc ngủ, bé sẽ phát triển tốt và ngủ tốt. Với trẻ 6-8 tuần tuổi, bạn có thể cho trẻ tự đi ngủ bằng cách đặt trẻ xuống giường mỗi khi thấy trẻ buồn ngủ (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet) Lưu ý khi cho trẻ ngủ Luôn cho bé nằm ngủ ở tư thế nằm ngửa cho đến khi bé được ít nhất là 1 tuổi. Cần để bé nằm trên một tấm nệm phẳng chắc được đặt trong nôi. Tuyệt đối không được đặt bé nằm trên một mặt phẳng cao mà không có ai bên cạnh dù chỉ trong vài giây, cho dù lúc này bé vẫn chưa bò, lật hay di chuyển được nhưng bé cũng có thể rớt từ trên cao xuống bất cứ lúc nào. Nếu bạn không có nôi, có thể đặt bé ngủ ở một ví trí an toàn như trên sàn nhà có lót đệm là tốt nhất. Không được để gối trong nôi, không đắp bé bằng khăn lông hay chăn bông (tuyệt đối không sử dụng chăn của người lớn để đắp cho bé), những thứ này có thể làm bé ngạt thở nếu vô tình hoặc do bé quơ đạp mà phủ lên mặt. Tốt nhất bạn nên cho bé mặc một lớp áo mỏng bên trong và bên ngoài khoác một chiếc áo dày hơn, mặc quần dài, chân mang vớ để giữ ấm cho bé. Nhiệt độ trong phòng ngủ của bé không được quá lạnh khi bé ngủ.