Mẹo lấy ráy tai an toàn cho trẻ ngay tại nhà

Đăng vào 'Nhật ký và spam' bởi cbxkorg123, 05/04/2017.

  1. cbxkorg123

    cbxkorg123

    Đ.Ký:
    05/04/2017
    Bài viết:
    16
    Được thích:
    10
    Xu:
    11,027,710
    Giới tính:
    Nữ
    Tai của trẻ rất dễ bị tổn thương, nếu lấy ráy tai không đúng cách rất dễ bị viêm tai. Sau đây chúng tôi sẽ mách mẹ mẹo lấy ráy tai cho trẻ an toàn ngay tại nhà.

    Cha mẹ chỉ nên vệ sinh tai cho bé từ 2-3 lần/tuần, không nên vệ sinh mỗi ngày. Vì nếu thường xuyên vệ sinh sẽ làm rụng lông tai, dẫn đến ảnh hưởng chức năng tống khứ chất bẩn ra ngoài của ống tai khiến trẻ có thể bị viêm ống tai và có ráy tai nhiều hơn.

    Dưới đây là những lưu ý cần thiết để mẹ có thể lấy ráy tai cho con một cách an toàn.

    1. Bố mẹ chỉ nên vệ sinh ở vùng tai ngoài

    [​IMG]

    Ráy tai được tạo ra từ phần da ống tai có nhiều tuyến đặc biệt tiết ra. Do ráy tai được tiết liên tục, đẩy từ những vùng sâu bên trong ra ngoài ống tai. Nên các mẹ chỉ nên vệ sinh, thực hiện các biện pháp chăm sóc tai thông thường ở vùng tai ngoài của bé.

    2. Nên lấy ráy tai theo những cách nào?

    Các bà mẹ nên dùng một chiếc khăn mềm thấm một ít nước ấm rồi lau nhẹ vành tai bên ngoài của bé là có thể vệ sinh tai hiệu quả. Hoặc có thể dùng những loại tăm bông nhỏ, thấm nước muối sinh lý để lau sạch vành tai, các ngách trong vành tai, nếp da tai… ở vùng tai ngoài.

    3. Các mẹ nên nhận biết dấu hiệu của nút ráy tai

    Nút ráy tai là hiện tượng ráy tai không được đào thải ra bên ngoài một cách tự nhiên mà bị bám chặt, nó bị tích tụ càng nhiều vào bên trong, trên thành ống tai, tạo thành nút ráy khô nút kín lỗ tai.

    Nguyên nhân của hiện tượng nút ráy tai có thể là do rối loạn bài tiết ống tai, hẹp ống tai, ô nhiễm môi trường, vệ sinh tai không đúng cách… Khi trẻ có biểu hiện khó chịu, hay vò đầu bứt tai, thường hay bị ù tai hoặc thi thoảng khả năng nghe của trẻ bị kém đi, đó là dấu hiệu của tình trạng nút ráy tay. Do đó, bố mẹ nên vệ sinh sạch sẽ tai cho con theo đúng chỉ định của bác sĩ tai-mũi-họng.

    4. Bố mẹ có thể tự xử lý nút ráy tai ngay tại nhà

    Khi nhận thấy bé có các dấu hiệu nút ráy tai,mẹ nên nhỏ dung dịch nước muối sinh lý 0.9% hoặc nước oxy già trước đó vài giờ sau đó mới dùng bông tăm để vệ sinh tai cho bé. Cách này sẽ không làm bé đau rát và ráy mềm dễ lấy hơn. Nếu nút ráy tai rã ra nhiều, mẹ tiếp tục nhỏ nước muối sinh lý thêm 5 – 7 ngày nữa cho đến khi ráy tai rã hết và được đẩy ra khỏi ống tai.

    5. Không nên dùng những vật nhọn để lấy ráy tai cho trẻ

    [​IMG]

    Không nên dùng tăm bông hay vật dụng nhọn, cứng để lấy ráy tai cho bé bởi những vật này có thể đẩy ráy tai vào sâu bên trong ống tai, làm tích tụ ráy tai hoặc đóng thành nút ráy tai lấp phía trước màng nhĩ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng nghe của bé. Đặc biệt, dùng những vật nhọn có thể gây thủng màng nhĩ, nhiễm trùng tai, để lại sẹo, thậm chí bị điếc cho trẻ.

    Các mẹ nhớ lưu ý khi ngoáy tai cho bé, mẹ nên đưa bé đến nơi ít người để tránh người khác va vào tay bạn có thể làm tổn thương hoặc thủng màng nhĩ của bé.