CÁCH CHỌN ĐÚNG GĂNG TAY BẢO HỘ LAO ĐỘNG Trên thị trường thiết bị bảo hộ lao động hiện nay có rất nhiều loại găng tay bảo hộ để hỗ trợ cho mọi công việc của người lao động. Nhưng không dễ dàng gì khi chọn được một đôi găng tay cần thiết cho công việc của mình. Hãy nhớ, với một ngân sách có hạn, bạn không thể vác hết tất cả găng tay về để thử nghiệm xem cái nào phù hợp được. Khi chọn găng tay bảo hộ lao động cho công việc của mình, hãy xem xét các loại sau đây: Xem thêm: Áo bảo hộ lao động - Găng tay y tế, găng cao su: Những đôi găng tay này bảo vệ tay bạn khi tiếp xúc với máu hoặc chất dịch trong cơ thể. Chúng cũng có thể giúp bạn tránh khỏi bị hóa chất dính vào tùy thuộc vào loại vật liệu làm găng, loại hóa chất hoặc thời gian tiếp xúc. Giải pháp tốt nhất là thay thế găng ngay sau khi tiếp xúc với hóa chất. - Găng tay cách điện: Đây là loại găng tay được sử dụng để bảo vệ người lao động trong các công việc phải tiếp xúc với các dây dẫn. Găng phải luôn được kiểm tra lỗi và thông tin điện trở phù hợp của nó trước mỗi ca làm việc. Xem thêm: Quần áo công nhân mới - Găng tay da: Được thiết kế cho thợ hàn. Găng tay của thợ hàn có độ dài bao phủ đến tay áo của công nhân để ngăn chặn các muội hàn lọt vào. - Găng tay chống cắt: Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm và các môi trường làm việc mà lựa chọn chất liệu như lưới thép không rỉ, sợi Kevlar hoặc các chất liệu khác để chống cắt và có trọng lượng nhẹ hơn. Chất liệu lưới thép không rỉ thường được sử dụng khi tiếp xúc với thực phẩm vì nó có thể được vệ sinh dễ dàng. - Găng chống hóa chất: Loại găng này được làm từ nhiều chất liệu khác nhau với phần cổ tay, cánh tay khác nhau về độ dài, độ dày. Hãy chọn loại găng tay phù hợp với bạn dựa trên thông tin chống chất hóa học và điều kiện sử dụng. Tham khảo bảng dữ liệu an toàn cho các hóa chất để sử dụng các loại găng tay thích hợp. - Găng tay chịu nhiệt: Nhiều loại găng tay đều có thể chịu được nhiệt, đặc biệt là loại được làm thêm một lớp đệm dệt. Đối với các công việc phải tiếp xúc với các vật liệu nóng hoặc nhiệt độ cao như việc đúc, găng tay chuyên dụng rất cần thiết để giữ cho người lao động không bị bỏng. Xem thêm: Quần áo công nhân cơ khí tốt - Găng tay chống lạnh: Cũng có rất nhiều loại găng tay có thể chống lại việc đôi tay bị lạnh cóng nhưng bạn cần xem xét môi trường làm việc. Làm việc trong phòng đông lạnh khác hơn so với làm việc ở môi trường bên ngoài. Nếu phải làm việc trong phòng đông lạnh, hãy chọn một đôi găng tay không bị thấm nước. Đối với những công việc nặng có thể làm hỏng găng tay, hãy chuẩn bị găng tay thay thế. Hãy sử dụng loại găng tay bảo hộ lao động phù hợp với công việc, và sử dụng đúng cách nhé.
Chuyên cung cấp số lượng lớn găng tay thủ môn https://gangtaythumon.top/ nhập từ các thương hiệu cao cấp trên thị trường, cam kết chất lượng tuyệt đối khi bán, quy trình sản xuất nghiêm ngặt để quý khách có thể yên tâm sử dụng không lo lỗi sản phẩm. XEm thêm găng tay thủ môn để biết chi tiết
Thành lập công ty – hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình là một quyết định vô cùng quan trọng, đáng được khích lệ và hỗ trợ từ cả xã hội. Những điều cần biết trước khi thành lập công ty mà Tín Việt trình bày dưới đây là những nội dung cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực pháp lý bạn cần biết và thực hiện trước khi chính thức hoạt động kinh doanh. A. CÁC YẾU TỐ CẦN ĐƯỢC XÁC ĐỊNH TRƯỚC KHI THÀNH LẬP CÔNG TY 1. Điều kiện về chủ thể để thành lập công ty tại Việt Nam Có CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự Không thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp (Công chức, viên chức…) 2. Xác định thành viên/ cổ đông góp vốn hay sẽ tự đầu tư Đây là vấn đề quan trọng bạn cần phải xác định, các thành viên/ cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/ cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi hợp tác với cá nhân/ tổ chức để cùng thành lập công ty. 3. Loại hình doanh nghiệp Hiện tại Việt Nam có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất cho nên quý doanh nghiệp cũng dễ dàng lựa chọn được loại hình phù hợp: – Doanh nghiệp tư nhân: 1 cá nhân làm chủ (Loại hình này rất ít người lựa chọn do tính rủi ro về mặt pháp lý cao). – Công ty TNHH một thành viên: là công ty mà 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật). – Công ty TNHH hai thành viên trở lên: là công ty bao gồm 2 cá nhân/ tổ chức – không quá 50 cá nhân/ tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật). – Công ty cổ phần: 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật) Chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp cần dựa vào SỐ LƯỢNG NGƯỜI CÙNG THAM GIA GÓP VỐN. Các loại hình đều có thể chuyển đổi qua lại được nên khi thành lập bạn cũng không cần quá đặt nặng vấn đề loại hình nào. Sau khi hoạt động ổn định mình hoàn toàn có thể Chuyển đổi loại hình cho phù hợp hơn nếu cần. 4. Đặt tên doanh nghiệp Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng. Để tránh trùng lắp với tên các doanh nghiệp khác đang hoạt động, theo xu hướng các Công ty mới thành lập thường đặt tên doanh nghiệp dài hơn (tên có 3-4 chữ) hoặc tên doanh nghiệp bằng các chữ cái (có thể ghép bằng tiếng Anh) 5. Địa chỉ trụ sở công ty Căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp có địa chỉ được xác định gồm: Số nhà +tên đường +tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh. Ví dụ: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hoà Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh. Nếu địa chỉ dự định thuê làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà, bạn nên kiểm tra xem giấy tờ căn hộ đó có chức năng thương mại/ làm văn phòng hay không trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê. 6. Ngành nghề kinh doanh Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động. Như vậy, bạn cần liệt kê tất cả những lĩnh vực dự định sẽ kinh doanh (càng chi tiết, cụ thể càng tốt), các Tư vấn viên sẽ lựa chọn và đăng ký các ngành thích hợp cho bạn. 7. Người đại diện theo pháp luật “Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.” Tóm lại Đại diện theo pháp luật (Giám đốc/ Tổng giám đốc/ Chủ tịch…) là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác. 8. Vốn điều lệ của doanh nghiệp Là tổng số tài sản, tiền mà các thành viên/ cổ đông, chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày để doanh nghiệp hoạt động. Do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh. Số vốn này thể điều chỉnh tăng lên bất cứ khi nào doanh nghiệp muốn và thủ tục cũng rất đơn giản. B. CHUẨN BỊ HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY 1. Giấy tờ tùy thân CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân sao y chứng thực không quá 6 tháng và còn hiệu lực của đại diện pháp luật và thành viên góp vốn. 2. Hồ sơ đăng ký Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh Điều lệ Công ty Danh sách thành viên/cổ đông (TNHH 2TV, Cổ phần) Và một số giấy tờ khác tùy trường hợp đặc biệt C. THỦ TỤC – QUY TRÌNH – THỜI GIAN THÀNH LẬP CÔNG TY 1. Thủ tục – Quy trình thành lập công ty Chuẩn bị các thông tin về công ty dự định thành lập và các giấy tờ tùy thân trong mục A và B đã trình bày Nộp hồ sơ + Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp + Đăng bố cáo + Khắc dấu tại Sở KH&ĐT Đăng ký mua chữ ký số (Thiết bị khai thuế điện tử) Mở tài khoản ngân hàng Làm thủ tục khai thuế ban đầu tại Cơ quan quản lý thuế Thông báo phát hành hóa đơn 2. Thành lập công ty mất bao lâu? (Từ 3 – 25 ngày làm việc) Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 – 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ Thời gian đăng bố cáo, khắc con dấu, đăng ký mẫu con dấu: 1 – 3 ngày làm việc Tổng thời gian cho việc xin giấy phép đến bước có thể xuất hóa đơn cho khách hàng thời gian kéo dài khoảng 15 – 25 ngày làm việc (Tùy vào việc giấy tờ mình có cung cấp đầy đủ, kịp thời cho cơ quan chức năng hay không) D. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN BIẾT SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY Khắc bảng hiệu và treo bảng tại trụ sở công ty. Lập sổ sách kế toán của DN. Báo cáo thuế hàng tháng/ quý Báo cáo sử dụng lao động mỗi năm 2 lần Báo cáo tài chính mỗi năm 1 lần Đóng thuế môn bài Nộp 1 năm/lần, chậm nhất vào ngày 30/01. Bậc thuế môn bài: Hi vọng Những điều cần biết khi thành lập công ty trên đã phần nào giải đáp được những thắc mắc của bạn liên quan đến các thủ tục pháp lý khi đăng ký kinh doanh . Hãy gọi cho Tín Việt theo số hotline: (028) 39.733.734 - 39.733.735 để được hỗ trợ miễn phí.
CLB Thanh Hóa vào vòng 1/8 Cup Quốc gia Lần lượt Hoàng Vũ Samson cùng Hoàng Đình Tùng lập công đưa CLB Thanh Hóa vào vòng 2 Cup quốc gia trong trận thắng 2-1 trước CLB Phố Hiến để vượt qua vòng loại Cup Quốc Gia chiều 25/05. Dù không được sử dụng cầu thủ ngoại (do đá với đội hạng dưới), Thanh Hoá vẫn sở hữu đội hình chất lượng hơn, với những cầu thủ dày dặn kinh nghiệm chinh chiến ở V-League như Hoàng Đình Tùng, Lê Văn Thắng hay Nguyễn Minh Tùng... Đội bóng xứ Thanh vẫn được sử dụng một cầu thủ nhập tịch là Hoàng Vũ Samson, chân sút ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử V-League. Ty le keo nha cai Trong trận play-off tháng 10/2019 để giành suất đá V-League 2020, họ từng đánh bại chính Phố Hiến (1-0). Tuy nhiên, Thanh Hoá khởi đầu chật vật. Cả hiệp một, đội bóng của bầu Đệ chỉ tạo được hai cơ hội ăn bàn. Đầu tiên là pha tranh thủ đá phạt nhanh tinh quái của Đình Tùng đưa bóng đi chệch cột dọc, và tiếp đến là pha lao về cản phá suýt thành bàn phản lưới của Văn Hoà. Nhan dinh bong da hiệp hai, HLV Fabio Lopez tung Thành Long và Hữu Dũng vào sân. CLB Thanh Hoá nhờ đó chơi khởi sắc hơn khi kiểm soát bóng tốt tuyến giữa. Và chính Thành Long là người châm ngòi cho tình huống dẫn tới bàn mở tỷ số phút 57. Anh chọc khe để Văn Thắng thoát xuống đáy bên cánh phải, đón bóng và tạt vào chuẩn xác cho Hoàng Vũ Samson đánh đầu thành bàn. Sau bàn thua, HLV Hứa Hiền Vinh chơi "canh bạc tất tay tài xỉu bóng đá", tung thêm những cầu thủ có thiên hướng tấn công như Quang Vinh, Ngọc Tiến vào sân, chuyển sang đá 4-4-2. Tuy nhiên, Phố Hiến không tạo ra sức ép đủ lớn để gây cho khó khăn cho đội khách. Thế nhưng, đúng phút thi đấu chính thức cuối cùng, họ lại có bàn gỡ hoà. Thủ môn Thanh Diệp mất tập trung, giật mình và đấm hụt bóng, để cú đá phạt góc của Lâm Thuận đi thẳng vào lưới. Sự tập trung trong phòng ngự ở cuối trận là vấn đề lớn của Thanh Hoá mùa này. Trước bàn thua này, họ nhận thất bại cùng với tỷ số 0-1 trước CLB Hải Phòng và CLB TP HCM tại V-League với những bàn thua ở phút 82 và phút 90+3. Trọng tài bàn báo trận đấu giữa Phố Hiến và Thanh Hoá có năm phút bù giờ. Hết thời gian này, trận đấu vẫn hoà 1-1. Tuy nhiên, trọng tài chính Hoàng Thanh Bình vẫn cho đá thêm một phút vì có những pha câu giờ trên sân. Và khi mà hai đội đã chuẩn bị danh sách đá luân lưu thì Thanh Hoá kiếm được bàn ấn định tỷ số 2-1. Tận dụng sự chần chừ của hậu vệ chủ nhà, Văn Thắng lao vào dứt điểm. Thủ môn Thanh Tùng không thể bắt dính. Đình Tùng rất nhanh băng vào, bình tĩnh giữ bóng, lừa thủ môn đối phương rồi ghi bàn chỉ 15 giây trước khi trọng tài thổi còi hết giờ. Chiến thắng này giúp Thanh Hoá vào vòng 1/8.
Giấy phép kinh doanh là gì ? Quy định về giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối tượng, điều kiện và nội dung GPKD.Giấy phép kinh doanh là gì Giấy phép kinh doanh (GPKD) là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo khoản 1 điều 8 luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.). Trên thực tế chúng ta hay gọi tắt tất cả các loại giấy này gọi tắt là giấy phép kinh doanh. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay theo luật doanh nghiệp 2005 (luật cũ) là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không hẳn là giấy phép kinh doanh. Vì giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là việc cá nhân, tổ chức đi đăng ký. Còn giấy phép kinh doanh là việc cá nhân, tổ chức đi xin phép. Đối tượng cấp Giấy phép kinh doanh Đối tượng cấp giấy phép kinh doanh là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tổ chức doanh nghiệp trong nước kinh doanh có điều kiện Tổ chức doanh nghiệp trong nước nếu đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh của ngành nghề đó mới được phép kinh doanh. Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: Bán lẻ rượu phải xin giấy phép bán lẻ rượu Cơ sở kinh doanh thực phẩm, quán cà phê, nhà hàng phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Rất nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần phải có giấy phép trước khi kinh doanh. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, GPKD được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động sau: – Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, trừ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí; – Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn; – Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí; – Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; – Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành; – Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo; – Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại; – Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; – Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh tuỳ vào đối tượng cấp và ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước Tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà tổ chức, doanh nghiệp phải đáp ứng để được cấp giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên các điều kiện chủ yếu thường là: Điều kiện về cơ sở vật chất như giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Điều kiện về chứng chỉ hành nghề như: Văn phòng công chứng, công ty luật Điều kiện về vốn pháp định như: Kinh doanh bất động sản vốn pháp định 20 tỷ Đối với tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định các điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh cụ thể như sau: Nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa – Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; – Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp GPKD; – Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên. Nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Để được cấp Giấy phép kinh doanh, các đối tượng thuộc trường hợp này phải: – Đáp ứng điều kiện: + Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh; + Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên. – Đáp ứng tiêu chí sau: + Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành; + Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động; + Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước; + Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước. Một số lưu ý – Các điều kiện này cũng áp dụng đối với dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. – Hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí cũng phải đáp ứng các điều kiện này. Trong đó: + Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động: sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam; sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù. + Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó. Nội dung Giấy phép kinh doanh Nội dung giấy phép kinh doanh sẽ tuỳ vào ngành nghề kinh doanh, loại giấy mà bạn định xin phép. Thông thường GPKD bao gồm các nội dung sau: – Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật; – Hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm kinh doanh, phân phối; – Phạm vi các hoạt động kinh doanh; – Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; – Thời hạn của giấy phép; – Các nội dung khác. Trên đây là khái niệm và các quy định về giấy phép kinh doanh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.